7 LỢI ÍCH CỦA CÁ NGỪ VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÁ NGỪ
10/03/2023Bên cạnh những lo ngại vể lượng thủy ngân có trong cá ngừ thì những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người là đều không cần bàn cãi. Bài viết dưới đây MAI THỊ sẽ cùng bạn tìm hiểu những lợi ích của cá ngừ cùng với lưu ý khi chế biến cá ngừ để thực phẩm này phát huy hết khả năng mà nó mang lại cho bếp ăn của gia đình bạn.
1. Giảm cân
Mặc dù trong cá ngừ chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng khác nhưng chúng lại chứa khá ít chất béo và calo. Nên nếu bạn muốn giảm cân và duy trì một vóc dáng đẹp với chiếc eo thon thả nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể thì cá ngừ chắc chắn là một sự lựa chọn lý tưởng.
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Lợi ích phố biến và tuyệt với nhất của cá ngừ là nó có thể tác động đáng kể đối với sức khỏe tim mạch. Cá ngừ có hàm lượng axit béo omega-3 cao, giúp giảm axit béo omega-6 và LDL hoặc cholesterol xấu trong động mạch và mạch máu, cá ngừ còn có thể thay thế các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao, làm giảm nguy cơ bệnh tim.
3. Ăn cá ngừ khi mang thai 3 tháng giữa có lợi cho não bộ của trẻ
Theo nhiều cuôc nghiên cứu và khảo sát tại Mỹ, các nhà khoa học Mỹ khẳng định: “Cá là thực phẩm tốt nhất cho bộ não”. Ăn nhiều cá trong 3 tháng giữa của thai kỳ sẽ giúp não bộ của thai nhi phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ những loại cá ít thủy ngân mới thực sự an toàn. Theo TS Emily Oken và cộng sự, ĐH Harvard, nguyên nhân là nhờ cá rất giàu axit béo omega-3, thành phần hỗ trợ phát triển trí não tích cực nhất. Tuy nhiên cá là thực phẩm bổ não dành cho phụ nữ mang thai, song cần lựa chọn những hải sản an toàn.
4. Cải thiện thị lực
Cá ngừ giàu axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa rối loạn mắt như thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Đây là lý do chính của sự xuất hiện bệnh mù ở người cao tuổi. Dưỡng chất từ cá ngừ cũng có thể giúp giảm nguy cơ bệnh võng mạc tiểu đường.
5. Tốt cho huyết áp
Trong cá ngừ có chứa các axit béo omega-3 chống viêm có thể giúp làm giảm huyết áp. Kali trong cá ngừ cũng là thuốc giúp giãn mạch và rất tốt cho việc hạ huyết áp. Việc giảm huyết áp có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của bạn bằng cách giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch của bạn giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ, cũng như các tình trạng như xơ vữa động mạch.
6. Có thể giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Cá ngừ còn có khả năng tăng cường trí nhớ, giảm sa sút trí tuệ. DHA, omega 3 hay omega 6 trong cá ngừ sẽ ngăn chặn tình trạng viêm ở cấp độ tế bào, làm chậm quá trình sa sút trí tuệ.
7. Bảo vệ lá gan
Vai trò của lá gan là lọc thải các chất độc hại. Một khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng lọc thải dẫn đến gây ra nhiều bệnh lý cho cơ thể. Với DHA, EPA và taurine có trong cá ngừ có thể giảm lượng chất béo trong máu và thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào gan. Do đó, thường xuyên ăn cá ngừ có thể bảo vệ gan, tăng cường chức năng bài tiết của nó và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh gan.
8. Cách chế biến cá ngừ trong các món ăn
Để món ăn từ cá ngừ ngon và bổ dưỡng, bạn nên chọn những con cá tươi sống, không có mùi tanh hoặc chua. Cá ngừ tươi có thịt màu đỏ, săn chắc.
Trong cá ngừ có chứa hàm lượng thủy ngân cao vì vậy khi chế biến nên lọc hết phần da sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi chế biến để giảm lượng thủy ngân (vì thủy ngân khi gặp lạnh sẽ co lại và tự thoát ra ngoài). Chú ý nên rửa tay sạch bằng xà phòng trong vòng 20 giây sau khi tiếp xúc với hải sản sống. Vệ sinh mặt bàn, thớt và dụng cụ sau khi sơ chế cá sống.
Cá ngừ có thể được chế biến khi tươi sống hoặc đóng hộp. Một dạng chế biến cá ngừ được nhiều người ưa thích đó là bít tết, phi lê, sushi, sashimi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chế biến cá ngừ đóng hộp thành món salad cá ngừ. Bổ sung thêm mayonnaise, các loại rau để giúp món ăn có thêm độ giòn, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ngoài ra, cá ngừ tươi có thể được nướng với bơ và chanh. Sushi cá ngừ cũng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.