Bếp Ăn Trường Học Là Gì? Những Quy Định Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Tại Bếp Ăn Trường Học?
25/04/2023Bếp ăn trường học là khu vực dùng để nấu số lượng suất ăn lớn. Những suất ăn này cần đảm bảo ngon và bổ dưỡng đến các đối tượng học sinh từ 18 tháng tuổi trở lên. Tùy vào độ tuổi khác nhau mà hình thức chế biến các món ăn cũng khác nhau. Thời gian cung cấp các suất ăn cũng có phần khác biệt. Để có thể đáp ứng nhu cầu ăn uống cho đa dạng đối tượng như vậy đòi hỏi bếp ăn trường học phải tuân thủ những yêu cầu vô cùng khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu suất phục vụ cao.
Có 3 loại bếp ăn trường học:
Bếp ăn trường mầm non
Lứa tuổi mầm non: Giai đoạn từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi. Đây là giai đoạn đòi hỏi các món ăn phải thật phong phú. Bếp ăn cần làm đa dạng các món từ món cháo dinh dưỡng, bột, đến bún, phở, cơm. Không chỉ là phương thức nấu mà các món ăn cần được trình bày sao cho hấp dẫn để gây hứng thú muốn ăn của trẻ. Đặc điểm của lứa tuổi này là ăn ít nhưng ăn nhiều bữa.
Bếp ăn trường tiểu học
Giai đoạn lứa tuổi từ 5 tuổi đến 10 tuổi (giai đoạn tiểu học). Giai đoạn này nhu cầu về ăn uống của trẻ cần phải cung cấp đầy đủ vì trẻ cần năng lượng để hoạt động và lớn lên. Nhưng giờ giấc ăn đã được ổn định và khống chế. Do đặc điểm như vậy mà bếp ăn trường mầm non cung cấp các suất ăn đúng giờ giấc theo quy định tại trường.
Bếp ăn trường trung học
Giai đoạn lứa tuổi từ 10 tuổi đến 15 tuổi (giai đoạn dậy thì). Giai đoạn này đòi hỏi bếp ăn cần phải cung cấp số lượng thức ăn lớn, hàm lượng chất dinh dưỡng cao để trẻ phát triển tốt nhất.
Giai đoạn 15 tuổi trở lên bếp ăn cần cung cấp các suất ăn đúng thời gian quy định và đa dạng các món để học sinh có thể lựa chọn.
Mô hình bếp ăn trường học ngày càng được nhân rộng và phổ biến tại hầu khắp các trường. Bếp ăn luôn phải đáp ứng nhu cầu về ăn uống và đảm bảo quá trình học tập của học sinh sinh viên đồng thời phải bếp ăn cũng phải đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo văn bản hướng dẫn của Trung tâm Y tế Ba Đình, các điều kiện đảm bảo An Toàn Thực Phẩm bao gồm:
1. Điều kiện vệ sinh phòng bếp
- Cách biệt nguồn ô nhiễm.
- Đảm bảo có đủ nguồn nước sạch, bồn rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn cho nhân viên bếp.
- Các khu vực trong nơi chế biến theo nguyên tắc một chiều, tránh lây nhiễm chéo.
- Đảm bảo khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm được thông thoáng, đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, quạt thông gió không thổi từ khu chế biến đồ sống sang khu đồ chín.
- Thùng rác có nắp đậy, không rò rỉ, được vận chuyển trong ngày.
- Thường xuyên vệ sinh khu vực sơ chế, chế biến, nhà vệ sinh, tay nắm cửa,… bằng các chất tẩy rửa.
- Đảm bảo đầy đủ lưới, kính, hệ thống cửa kín,… để tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
2. Điều kiện vệ trang thiết bị dụng cụ
- Có đầy đủ trang thiết bị dụng cụ phương tiện bảo hộ cho nhân viên (mũ, tạp dề, găng tay, khẩu trang…) khi tham gia chế biến thực phẩm.
- Có quy trình vệ sinh trang thiết bị dụng cụ đảm bảo An Toàn Thực Phẩm đặc biệt là khi sơ chế, chế biến gia súc, gia cầm và thực phẩm tươi sống. Có trang thiết bị để chế biến thực phẩm sống, chín riêng.
3. Điều kiện về nguồn gốc thực phẩm, chế biến, bảo quản thực phẩm
- Chỉ ký hợp đồng cung cấp thực phẩm với các nhà cung cấp có đủ điều kiện về An Toàn Thực Phẩm theo quy định của pháp luật.
- Thường xuyên rà soát hồ sơ năng lực của các nhà cung cấp thực phẩm để kịp thời khắc phục, bổ sung các loại giấy tờ nguồn gốc thực phẩm còn chưa đầy đủ.
- Các sản phẩm gia súc, gia cầm phải được thực hiện kiểm dịch vệ sinh thú y theo đúng quy định.
- Đảm bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm
- Bảo quan thực phẩm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Bảo quản cách biệt thực phẩm sống/ chín theo đúng quy định.
- Bao gói kín trước khi bảo quản, trên bao gói ghi ngày tháng.
- Kho thực phẩm phải đảm bảo an toàn, có biển, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh, chống được côn trùng và động vật gây hại.
- Chế biến thực phẩm theo: 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn.
- Đảm bảo quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc: Không gây ô nhiễm chéo; Sử dụng phụ gia, phẩm màu, gia vị đúng quy định; Thực phẩm khi đã nấu chín nên ăn trước 2 tiếng, bảo quản ở nhiệt độ <10℃ hoặc >60℃; Các nguyên liệu sạch không được lẫn nguyên liệu chưa sạch; Chế biến trên bàn cao 60cm; Rửa rau và hoa quả dưới vòi nước chảy; Rã đông đúng cách.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ lưu mẫu thực phẩm, kiểm thực ba bước theo đúng hướng dẫn 1246/ QĐ – BYT năm 2017 của Bộ Y tế.
4. Điều kiện về người tham gia chế biến thực phẩm
- Nhân viên bếp phải được khám sức khoẻ định kỳ theo đúng quy định.
- Đội ngũ bếp phải được tập huấn kiến thức An Toàn Thực Phẩm và quản lý xác nhận.
- Thực hành vệ sinh cá nhân trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm (rửa tay, rửa bát, trang thiết bị dụng cụ… theo đúng quy định), không để móng tay dài, không đeo đồ trang sức khi chế biến thực phẩm.
- Có đầy đủ trang thiết bị dụng cụ phương tiện bảo hộ cho nhân viên (mũ, tạp dề, găng tay, khẩu trang…) khi tham gia chế biến thực phẩm.
CÔNG TY TNHH TMDV MAI THỊ
- Địa chỉ: Số 014, Tổ 3, Khu phố Tân Hóa, Phường Tân Vĩnh Hiệp, TP. Tân Uyên, Bình Dương
- Hotline: 0983 097 598